Hỏi – Đáp Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp

* Câu hỏi 1:

Anh Nguyễn Minh Khôi (thị xã Ninh Hòa – Khánh Hòa) có câu hỏi như sau: Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp và tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như thế nào?

Trả lời:

1. Về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 57, Luật việc làm thì mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

- Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương đảm bảo.

2. Về Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp:

Theo quy định tại Điều 58, Luật việc làm thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

- Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

* Câu hỏi 2:

Anh Trần Minh Tuấn (phường Vĩnh Nguyên – tp Nha Trang) có câu hỏi như sau: Theo tôi được biết, bảo hiểm thất nghiệp được tính dựa trên mức tiền lương bình quân 06 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Vậy nếu mức tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề gần nhất thấp hơn những tháng trước đó thì tính như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 50, Luật việc làm thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Tin: Hồ Thị Bích Vân

BẢN TIN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP THÁNG 4 VÀ NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG THÁNG 5/2021
03/06/2021
Bảo hiểm thất nghiệp

BẢN TIN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP THÁNG 4 VÀ NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG THÁNG 5/2021

BẢN TIN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP THÁNG 6 VÀ NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG THÁNG 7/2021
07/07/2021
Bảo hiểm thất nghiệp

BẢN TIN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP THÁNG 6 VÀ NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG THÁNG 7/2021

MẪU BIỂU VỀ THỦ TỤC HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
09/07/2021
Bảo hiểm thất nghiệp

MẪU BIỂU VỀ THỦ TỤC HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

BẢN TIN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP THÁNG 7 VÀ NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG THÁNG 8/2021
09/08/2021
Bảo hiểm thất nghiệp

BẢN TIN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP THÁNG 7 VÀ NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG THÁNG 8/2021

BẢN TIN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP THÁNG 8 VÀ NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG THÁNG 9/2021
07/09/2021
Bảo hiểm thất nghiệp

BẢN TIN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP THÁNG 8 VÀ NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG THÁNG 9/2021

BẢN TIN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP THÁNG 9 VÀ NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG THÁNG 10/2021
08/10/2021
Bảo hiểm thất nghiệp

BẢN TIN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP THÁNG 9 VÀ NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG THÁNG 10/2021